NOTICE
DISCONTINUATION OF NOTARIAL SERVICES
Due to our heavy caseload, we regret to advise that we no longer provide notarial services.
Should you wish to find a local Notary, please refer to the following link:
https://www.notaries-sa.org.au/find-a-notary/
Phone: (08) 8232 8489
98 Carrington Street
ADELAIDE SA 5000
BẢO HIỂM HƯU BỔNG TPD
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng quý đồng hương về luật bảo hiểm hưu bổng TPD. Đây là lãnh vực luật pháp liên bang nên được áp dụng tại tất cả các tiểu bang.
Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy nhiều đồng hương đã vô tình bỏ lỡ nhiều cơ hội xin bồi thường bảo hiểm TPD.
Dưới đây là phần trả lời của chúng tôi về những câu hỏi thường gặp trong lãnh vực bồi thường bảo hiểm hưu bổng TPD.
1. TPD là gì?
TPD là chử tắt của Total and Permanent Disablement (hoặc Disability), xin tạm dịch là Mất Năng Lực Làm Việc Dài Hạn. Hầu hết tất cả các quỹ hưu bổng (Super Fund) đều có bảo hiểm TPD cho thân chủ của mình. Điều này có nghĩa là khi chủ nhân của quý vị đóng tiền hưu bổng theo quy định của Đạo Luật Superannuation Guarantee (Administration) Act 1992, quỹ hưu bổng của quý vị thường trích ra một số tiền nhất định (insurance premiums) để mua bảo hiểm TPD cho quý vị.
2. Khi nào thì tôi được quyền xin bồi thường TPD?
Quý vị sẽ được quyền xin bồi thường TPD khi bị thương hoặc bị bệnh mà hậu quả là quý vị mất khả năng làm việc trên 6 tháng và đối diện với nguy cơ khó có thể trở lại làm việc trong một công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình.
Mỗi quỹ hưu bổng có cách định nghĩa về TPD khác nhau, tuy nhiên các điều kiện chính vẫn không thoát ngoài những điều đã nêu trên.
3. Số tiền bồi thường bảo hiểm TPD mà tôi có thể xin được là bao nhiêu?
Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn số tiền bảo hiểm được khấu trừ hằng năm từ tài khoản hưu bổng và tuổi tác của quý vị.
Dưới đây là một trong những trường hợp thường gặp:
Anh A (employee) làm việc cho một hảng B (employer) được 5 năm. Hảng B có đóng tiền hưu bổng 10% trên số tiền lương hằng năm của anh A cho một quỹ hưu bổng C (super fund). Số tiền hưu bổng của anh A được tích lũy đến nay là $20,000.00. Mỗi năm, quỹ hưu bổng C trích từ số tiền hưu bổng của anh A khoảng $100.00 để mua bảo hiểm nhân thọ (death benefit) và bảo hiểm TPD với một hảng bảo hiểm D (insurer).
Trong bản Tường Trình Hằng Năm (Annual Statement) mới nhất mà anh A nhận được từ quỹ hưu bổng C có ghi như sau:
1. Account balance: $20,000;
2. TPD benefit: $126,000.
Trong trường hợp này, nếu anh A qua đời, thân nhân của anh sẽ được quyền xin bồi thường số tiền TPD là $126,000 cùng với số tiền hưu bổng là $20,000, tổng cộng là $146,000.
4. Khi nào thì tôi có thể tiến hành thủ tục xin bồi thường bảo hiểm TPD?
Quý vị có thể tiến hành thủ tục xin bồi thường bảo hiểm TPD sau khi đã mất khả năng làm việc được 6 tháng vì lý do sức khỏe hoặc thương tật, và tin rằng sẽ khó có thể quay trở lại công việc củ hoặc tìm được một công việc mới phù hợp với khả năng của mình.
Quý vị không nên trì hoãn việc xin bồi thường TPD vì làm như vậy sẽ gặp khó khăn từ phía các hảng bảo hiểm. Thủ tục xin bồi thường TPD khá phức tạp nên quý vị nên tham khảo với luật sư chuyên về lãnh vực này.
5. Trước đây tôi bị thương khi đang làm việc ở một hãng giặt ủi, hồ sơ WorkCover của tôi đã kết thúc và bác sĩ của tôi thẩm định là tôi bị mất 5% ở lưng, như vậy tôi có hội đủ điều kiện để xin bồi thường TPD không ?
Quý vị có thể xin bồi thường TPD nếu quý vị có thể chứng mình được những yếu tố chính dưới đây:
a. đã bị thương hoặc bị bệnh; và
b. mất khả năng làm việc trong 6 tháng qua; và
c. khó có thể trở lại công việc làm trước đây hoặc tìm được một công việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng của mình.
6. Việc bị thương hay bị bệnh có cần phải liên quan đến công việc làm không?
Khi tiến hành hồ sơ xin bồi thường TPD, quý vị không cần phải chứng minh việc bị thương hoặc bị bệnh có liên quan đến công việc làm của mình. Quý vị vẫn có quyền xin bồi thường TPD khi bị các chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm gan, hoặc bị thương do tai nạn giao thông, trượt té v.v.
7. Tôi có phải trả chi phí luật sư trước hoặc trong quá trình theo đuổi hồ sơ bồi thường TPD không?
Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi văn phòng luật sư.
Văn phòng chúng tôi có áp dụng chính sách ‘không thắng không lệ phí luật sư’ (no win no fee) trong việc giúp thân chủ xin bồi thường TPD. Thân chủ sẽ không bị yêu cầu trả chi phí luật sư cho đến khi họ đã nhận đầy đủ tiền bồi thường bảo hiểm TPD.
Ls Mai Thành Đức