top of page

Tóm Lược Tiểu Sử Luật Sư Mai Thành Đức

Luật sư Mai Thành Đức là trạng sư & luật sư (barrister & solicitor) gốc Việt
đầu tiên thành lập một văn phòng luật sư tại tiểu bang Nam Úc.


Luật sư Đức tốt nghiệp cử nhân luật từ trường Đại Học Flinders University
sau khi đã tốt nghiệp trung học tại tiểu bang Nam Úc hạng ưu với 3 môn
có số điểm hoàn hảo (3 merit awards).


Luật sư Đức hiện là luật sư và trạng sư của Toà Thượng Thẩm Nam Úc và
Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Úc.


Luật sư Đức cũng là:
- Luật sư di trú gốc Việt hành nghề lâu năm nhất tại tiểu bang Nam Úc;
- Công Chứng Viên Quốc Tế (Notary Public) gốc Việt đầu tiên và duy nhất tại tiểu bang Nam Úc; và
- Thông & Phiên Dịch được cơ quan NAATI công nhận (NAATI-accredited Interpreter & Translator). 

Luật sư Đức cũng là luật sư gốc Việt đầu tiên và duy nhất được đảm nhận vai trò Chủ Tọa Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Tế của Hội Luật Gia Liên Bang Úc (Law Council of Australia) [nhiệm kỳ 2016 - 2019].
https://www.lawcouncil.asn.au/

Luật sư Đức cũng đã và đang tham gia các chương trình trợ giúp người tị nạn.

Duc Mai.jpeg
Các Lãnh Vực Luật Pháp

Văn phòng chúng tôi đảm trách các dịch vụ pháp lý sau đây:
 

1. LUẬT DI TRÚ:

 

Đảm nhận các diện hồ sơ di trú sau đây:

- visa theo diện vợ chồng;

- visa tị nạn; 

- visa bảo lãnh ba mẹ, con cái; 
- visa theo diện chăm sóc thân nhân;

- visa theo diện tay nghề;

- visa doanh nghiệp, đầu tư.  
 

Ngoài ra, chúng tôi cũng đảm nhận thủ tục kháng cáo liên quan đến các hồ sơ đã bị Bộ Di Trú từ chối từ các đại diện di trú khác.

 

Trực tiếp biện hộ thân chủ tại các phiên xử ở Tòa Án AAT và Tòa Án Liên Bang.   

2. LUẬT HÌNH SỰ: 
Thụ lý các hồ sơ liên quan đến luật hình sự; biện hộ thân chủ tại các phiên xử ở Tòa Án Tiểu Bang, xin tại ngoại hậu tra (bail).

                        

3. BỒI THƯỜNG WORKCOVER:  
Bảo vệ quyền lợi của các công nhân bị thương nơi làm việc.

 

4. LUẬT GIA ĐÌNH: 
Lo thủ tục ly dị và phân chia tài sản.

 

5. LUẬT DI CHÚC: 
Soạn thảo và hướng dẩn thủ tục điều hành di chúc.

 

6. SOẠN THẢO GIẤY UỶ QUYỀN LUẬT PHÁP VÀ Y KHOA

 Soạn thảo các loại giấy uỷ quyền luật pháp (Power of Attorney) và giấy uỷ quyền y khoa (Advance Care Directive).

7. LUẬT THƯƠNG MẠI: 
Soạn thảo hợp đồng mua bán, thuê mướn shop;

Lo thủ tục mua bán nhà cửa, thương nghiệp.

 

8. RÚT TIỀN HƯU BỔNG SỚM & XIN BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TPD:  
Hướng dẫn thủ tục rút tiền hưu bổng sớm và xin bồi thường bảo hiểm TPD khi quý vị mất khả năng làm việc vì tai nạn hoặc bịnh tật.

Luật Di Trú - Luật Sư Mai Thành Đức

LUẬT DI TRÚ

Luật sư Mai Thành Đức hiện là luật sư di trú gốc Việt hành nghề lâu năm nhất tại tiểu bang Nam Úc.

Với kinh nghiệm và phương châm làm việc tận tụy, tỉ lệ thành công trong các hồ sơ di trú mà luật sư Đức đã đạt được cho thân chủ rất cao, đặc biệt là trong lãnh vực kháng cáo.

Là trạng sư biện hộ (barrister) có nhiều năm kinh nghiệm, luật sư Đức đã trực tiếp đại diện thân chủ của mình tại các phiên tòa ở cấp liên bang.

 

Trong một trường hợp kháng cáo thành công liên quan đến một hồ sơ khá phức tạp, Tòa Án đã đưa ra lời khen về phần đệ trình của luật sư Đức như sau:

"Cogent and comprehensive written submissions have been supplied by the applicant’s registered migration agent, Mr Duc Mai, in a timely fashion and in compliance with the Tribunal’s Practice Direction in Migration and Refugee Matters issued pursuant to section 18B of the Administrative Appeals Tribunal Act 1975." 

 

"Phần đệ trình với lý luận vững chắc và toàn diện đã được luật sư của đương đơn là ông Duc Mai cung cấp cho Tòa Án đúng hạn kỳ và đúng theo yêu cầu của các điều lệ liên quan đến các vấn đề di trú được Tòa Án ban hành theo điều khoản 18B của Đạo Luật Tòa Án Kháng Cáo Hành Chánh năm 1975."

Các Câu Hỏi Luật Pháp

CÂU HỎI LUẬT PHÁP - TUẦN THỨ 14, 2018

1. LÁI XE TRONG LÚC SAY RƯỢU TẠI TIỂU BANG NAM ÚC NẾU BẮT, SẼ BỊ PHÁT THẾ NÀO?


Luật sư Đức trả lời:
- Tùy theo mức độ rượu trong máu, ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trong điều khoản 47B(1) của Đạo Luật Giao Thông (Road Traffic Act) 1961, Toà Án sẽ phải áp dụng các hình phạt về thời hạn mất bắng lái theo quy định của điều khoản 47B(3), với nội dung tóm lược như sau:
1. Nếu mức độ rượu trong máu từ 0.05 - 0.079 [trong 100 millilitres máu]: tối thiểu là 3 tháng;
2. Nếu mức độ rượu trong máu từ 0.08 - 0.0149 [trong 100 millilitres máu]: tối thiểu là 6 tháng;
3. Nếu mức độ rượu trong máu từ 0.015 trở lên: tối thiểu là 12 tháng;

Hình phạt cho những lần tái phạm sẽ nặng hơn nhiều.

 

ROAD TRAFFIC ACT 1961 - SECT 47B
47B—Driving while having prescribed concentration of alcohol in blood

 

(1) A person must not—

(a) drive a motor vehicle; or

(b) attempt to put a motor vehicle in motion,

while there is present in his or her blood the prescribed concentration of alcohol as defined in section 47A.

Penalty:

(a) for a first offence—

(i) being a category 1 offence—$1 100;

(ii) being a category 2 offence—a fine of not less than $900 and not more than $1 300;

(iii) being a category 3 offence—a fine of not less than $1 100 and not more than $1 600;

(b) for a second offence—

(i) being a category 1 offence—$1 100;

(ii) being a category 2 offence—a fine of not less than $1 100 and not more than $1 600;

(iii) being a category 3 offence—a fine of not less than $1 600 and not more than $2 400;

(c) for a third or subsequent offence—

(i) being a category 1 offence—$1 100;

(ii) being a category 2 offence—a fine of not less than $1 500 and not more than $2 200;

(iii) being a category 3 offence—a fine of not less than $1 900 and not more than $2 900.

(3) If a court convicts a person of an offence against subsection (1), the following provisions apply:

(a) the court must order that the person be disqualified from holding or obtaining a driver's licence—

(i) in the case of a first offence—

(AA) being a category 1 offence—for such period, being not less than 3 months, as the court thinks fit;

(A) being a category 2 offence—for such period, being not less than 6 months, as the court thinks fit;

(B) being a category 3 offence—for such period, being not less than 12 months, as the court thinks fit;

(ii) in the case of a second offence—

(A) being a category 1 offence—for such period, being not less than 6 months, as the court thinks fit;

(B) being a category 2 offence—for such period, being not less than 12 months, as the court thinks fit;

(C) being a category 3 offence—for such period, being not less than 3 years, as the court thinks fit;

(iii) in the case of a third offence—

(A) being a category 1 offence—for such period, being not less than 9 months, as the court thinks fit;

(B) being a category 2 offence—for such period, being not less than 2 years, as the court thinks fit;

(C) being a category 3 offence—for such period, being not less than 3 years, as the court thinks fit;

(iv) in the case of a subsequent offence—

(A) being a category 1 offence—for such period, being not less than 12 months, as the court thinks fit;

(B) being a category 2 offence—for such period, being not less than 2 years, as the court thinks fit;

(C) being a category 3 offence—for such period, being not less than 3 years, as the court thinks fit;

(b) the disqualification prescribed by paragraph (a) cannot be reduced or mitigated in any way or be substituted by any other penalty or sentence unless, in the case of a first offence, the court is satisfied, by evidence given on oath, that the offence is trifling, in which case it may order a period of disqualification that is less than the prescribed minimum period but not less than one month;

(d) if the person is the holder of a driver's licence—the disqualification operates to cancel the licence as from the commencement of the period of disqualification;

(e) the court may, if it thinks fit to do so, order that conditions imposed by section 81A or 81AB of the Motor Vehicles Act 1959 on any driver's licence issued to the person after the period of disqualification be effective for a period greater than the period prescribed by that section.

 

(4) In determining whether an offence is a first, second, third or subsequent offence for the purposes of this section (other than subsection (5)), any previous drink driving offence or drug driving offence for which the defendant has been convicted will be taken into account, but only if the previous offence was committed within the prescribed period immediately preceding the date on which the offence under consideration was committed.

 

(5) If a person aged 16 years or more is alleged to have committed a category 1 offence that is a first offence, the person cannot be prosecuted for that offence unless he or she has been given an expiation notice under the Expiation of Offences Act 1996 in respect of the offence and allowed the opportunity to expiate the offence in accordance with that Act.

(6) In determining whether a category 1 offence is a first offence for the purposes of subsection (5), any previous drink driving offence or drug driving offence for which the defendant has been convicted or that the defendant has expiated will be taken into account, but only if the previous offence was committed or alleged to have been committed within the prescribed period immediately preceding the date on which the offence under consideration was allegedly committed.

CÂU HỎI LUẬT PHÁP - TUẦN THỨ 16, 2018

Tôi đang sống tại tiểu bang Nam Úc, xin hỏi:

1. Việc thâu hoặc nghe lén các cuộc nói chuyện [trực tiếp hoặc qua điện thoại] có vi phạm pháp luật không?

 

Luật sư Đức trả lời: 
Ngoại trừ các trường hợp được liệt kê ở điều khoản 4(2) và 6(1) của Đạo Luật SURVEILLANCE DEVICES ACT 2016 (gọi tắt là 'SDA 2016'), có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2017, việc thâu hoặc nghe lén các cuộc nói chuyện sẽ vi phạm điều khoản 4(1) của Đạo Luật và có thể bị truy tố với hình phạt tối đa là $15,000 hoặc 3 năm tù.

 

2. Việc quay phim lén hoặc cài đặt các thiết bị quay phim hoặc xem lén các sinh hoạt của người khác có vi phạm pháp luật không?

 

Luật sư Đức trả lời: 
Ngoại trừ các trường hợp được liệt kê ở điều khoản 5(4), 5(5) và 6(2) của Đạo Luật SDA 2016, việc quay phim lén hoặc cài đặt các thiết bị quay phim hoặc xem lén các sinh hoạt của người khác sẽ vi phạm điều khoản 5(1)-5(3) của Đạo Luật và có thể bị truy tố với hình phạt tối đa là $15,000 hoặc 3 năm tù.

 

SURVEILLANCE DEVICES ACT
Section 4 - Listening devices

(1) Subject to this section and section 6, a person must not knowingly install, use or cause to be used, or maintain, a listening device- 
(a) to overhear, record, monitor or listen to a private conversation to which the person is not a party; or
(b) to record a private conversation to which the person is a party. 
Maximum penalty: 
(a) in the case of a body corporate-$75 000; 
(b) in the case of a natural person-$15 000 or imprisonment for 3 years.

Seciton 5 - Optical surveillance devices

(1) Subject to this section and section 6, a person must not knowingly install, use or maintain an optical surveillance device on or in premises, a vehicle or any other thing, (whether or not the person has lawful possession or lawful control of the premises, vehicle or thing) to record visually or observe the carrying on of a private activity without the express or implied consent of each party to the activity.

Maximum penalty: 
(a) in the case of a body corporate-$75 000; 
(b) in the case of a natural person-$15 000 or imprisonment for 3 years. 
(2) Subject to this section and section 6, a person must not knowingly install, use or maintain an optical surveillance device on or in premises, a vehicle or any other thing, to record visually or observe the carrying on of a private activity without the express or implied consent of each party to the activity and, if the installation, use or maintenance of the device involves entry onto or into the premises or vehicle, without the express or implied consent of the owner or occupier of the premises or vehicle. 
Maximum penalty: 
(a) in the case of a body corporate-$75 000; 
(b) in the case of a natural person-$15 000 or imprisonment for 3 years. 
(3) Subject to this section and section 6, a person must not knowingly install, use or maintain an optical surveillance device on or in premises, a vehicle or any other thing, to record visually or observe the carrying on of a private activity without the express or implied consent of each party to the activity and, if the installation, use or maintenance of the device involves interference with the premises, vehicle or thing, without the express or implied consent of the person having lawful possession or lawful control of the premises, vehicle or thing. 
Maximum penalty: 
(a) in the case of a body corporate-$75 000; 
(b) in the case of a natural person-$15 000 or imprisonment for 3 years.

CÂU HỎI LUẬT PHÁP - TUẦN THỨ 17, 2018

Tôi đang sống tại Nam Úc và muốn biết các quyền căn bản của mình khi bị cảnh sát bắt.

 

Luật Sư Đức trả lời:
Đạo Luật Summary Offences Act được Chính Phủ Tiểu Bang Nam Úc ban hành năm 1953 và Đạo Luật Bail Act 1985 định rõ các quyền căn bản của quý vị trong trường hợp bị cảnh sát bắt như sau:


(i) quyền được gọi điện thoại cho luật sư, người thân, hoặc bạn bè biết quý vị đang bị giam tại đâu;
(ii) quyền được yêu cầu luật sư, người thân hoặc bạn bè có mặt tại buổi thẩm vấn của cánh sát;
(iii) quyền được yêu cầu có thông dịch nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của quý vị;
(iv) quyền được miễn trả lời bất cứ câu hỏi nào của cảnh sát ngoại trừ các câu hỏi được định rõ trong Đạo Luật này hoặc các đạo luật liên hệ. Thông thường, các câu hỏi đó chỉ liên quan đến tên, tuổi, nơi cư ngụ và làm việc của quý vị hoặc nếu việc bị bắt có liên quan đến xe cộ, cảnh sát có quyền được biết danh tánh của tài xế hoặc chủ nhân của chiếc xe đó;
(v) quyền được xin tại ngoại hậu tra (bail).

 

Quyền được làm thinh (right to remain silent) là một trong những quyền quan trọng trong hệ thống luật hình sự tại Úc nhằm đảm bảo nguyên tắc bị cáo không có trách nhiệm phải chứng minh rằng mình vô tội, mà phía Công Tố phải có trách nhiệm chứng minh rằng bị cáo có tội.

Bên trên là phần phổ biến thông tin tổng quát và không có mục đích cố vấn luật pháp cho bất cứ riêng ai. Quý vị nên tham khảo với luật sư riêng của mình để biết thêm chi tiết.

LUẬT PHỈ BÁNG (DEFAMATION LAW) TẠI NAM ÚC

1. Mục đích Của Luật Phỉ Báng:

Đạo Luật Phỉ Báng Được Quốc Hội Nam Úc thông qua vào cuối năm 2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cùng thời điểm với các đạo luật phỉ báng có nội dung tương tự tại các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc. 

Tuy nhiên, khi phân xử các vụ kiện liên quan đến luật phỉ báng, Tòa Án vẫn luôn dựa trên nền tảng vững chắc của các án lệ thông luật (case law) đã được Tối Cao Pháp Viện (High Court of Australia) và Tòa Thường Thẩm Nam Úc (Supreme Court of South Australia)  cũng như tại các tiểu bang khác.

Một trong những mục đích chính của Luật Phỉ Báng là tạo sự cân bằng giửa việc bảo vệ uy tín (reputation) và quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech) của người dân.

2. Các Yếu Tố Cần Thiết Mà Nạn Nhân Phỉ Báng Cần Phải Chứng Minh:

2.1. Phát hành (Publication):

Đây là yếu tố đầu tiên mà nạn nhân cần phải chứng minh trong một vụ kiện phỉ báng.

Vấn đề phỉ báng (defamatory matter) được xem là đã phát hành khi có một người thứ ba nghe hoặc đọc được nội dung của vấn đề phỉ báng đó.

Yếu tố phát hành sẽ không được thiết lập nếu chỉ có nạn nhân là người duy nhất được biết đến hành vi phỉ báng. Ví dụ: Người A không thích người B và đã viết thư mạ lỵ người B. Người A chỉ gởi thư hoặc email đến người B mà không ‘Cc’ đến bất cứ ai. Trong trường hợp này, người B sẽ không chứng minh được yếu tố phát hành.

Tuy nhiên, người B vẫn có thể báo với cảnh sát nếu nội dung lá thư đó có những lời đe dọa làm cho người B lo sợ đến sự an toàn của bản thân hoặc gia đình mình.

Người B vẫn có thể trực tiếp xin án lệnh Tòa vĩnh viễn cấm người A không được liên hệ trực tiếp với người B (Intervention Order).

2.2. Nêu Đích Danh (Identification):

Đây là yếu tố thứ 2 mà nạn nhân cần phải chứng minh. Để có thể thành công trong vụ kiện, người bị phỉ báng phải chứng minh rằng cá nhân họ đã bị nêu đích danh hoặc bị ám chỉ một cách khá rõ ràng mà một người bình thường có thể nhận ra nạn nhân bị phỉ báng đó là ai.

2.3. Nội Dung Phỉ Báng (Defamatory matter):

Phỉ báng là hành động nhục mạ người khác, là sự bôi nhọ hoặc tấn công danh dự của một cá nhân hoặc một nhóm người bằng những lời mạ ly, vu khống vô căn cứ. Trong vụ án Parmiter v Coupland [1840] 6 M & W 105, Tòa Án phán quyết rằng, một người vi phạm tội phỉ báng khi người đó cố tình gây tổn thương danh dự của một người khác và làm cho người đó bị thiên hạ chê bai (A publication which is calculated to injure the reputation of another and intends to hold him up to ridicule).

Hành vi phỉ báng có thể thực hiện bằng lời nói hay bài viết phổ biến trên TV, radio, báo chí, website, email, facebook, twitter và các phương tiện truyền thông khác.

Khi cân nhắc nội dung của một ‘vấn đề phỉ báng’, Tòa Án thường áp dụng những phương cách sau đây:

  1. Một người bình thường  khi nghe hoặc đọc sẽ hiểu gì về nội dung của ‘vấn đề phỉ báng’ đó (natural and ordinary meaning);

  2. Khi ‘vấn đề phỉ báng’ có nội dung mập mờ, liệu một số người khác khi nghe hoặc đọc có thể hiểu được tính chất phỉ báng của vấn đề không (true innuendo);

  3. Ý định hoặc sự sai sót trong cách nói hoặc viết của bị cáo không quan trọng và không ảnh hưởng đến cách diễn dịch nội dụng. Ví dụ, người A, sau khi cho đăng một bài viết có nội dung phỉ báng đến người B, lên tiếng thanh minh rằng: ý của người A không phải vậy. Lời giải thích đó sẽ không có giá trị luật pháp.​

 

3. Ai Sẽ Là Bị Cáo (Defendant) – Tác Giả Hay Tòa Soạn?  

Khi tác giả gởi một bài viết mang nội dung phỉ báng (về một người khác) đến một tòa soạn, hành động này được xem là đã hội đủ yếu tố ‘phát hành’ cho dù tòa soạn quyết định không cho đăng bài viết đó.

Trong trường hợp bài viết đó được đăng tải (cho dù qua hình thức cậy đăng hay miễn phí), thì cả tác giả lẫn tờ báo đều có thể bị kiện về tội phỉ báng. Điều này đã được tòa án giải thích rõ trong vụ kiện Webb v Bloch [1928] HCA 50 và đã trở thành một án lệ rất quan trọng. Ví dụ: người A viết bài mạ lỵ người B, tờ báo C sợ bị kiện nên yêu cầu người A cam kết chịu trách nhiệm về nội dung bài viết. Trong trường hợp này, sự cam kết nêu trên chỉ có giá trị luật pháp giới hạn giữa người A và tờ báo C mà không ảnh hưởng gì đến quyền pháp định của người B (là nạn nhân của sự phỉ báng). Điều này có nghĩa là người B vẫn có quyền kiện cả người A và tờ báo C để xin bồi thường thiệt hại.

4. Facebook, Twitter và Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội khác (Social Media):

Vào năm 2002, Tối Cao Pháp Viện Úc đã thiết lập một tiền lệ rất quan trọng trong vụ kiện giửa Dow Jones and Company Inc v Gutnick [2002] HCA 56 rằng việc phát hành một vấn đề phỉ báng qua Internet cũng được đối xử tương tự như các phương tiện truyền thông khác.

Vào năm 2013, Chánh Án Elkaim của Tòa Trung Thẩm (District Court) ở New South Wales đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện Mickle v Farley [2013] NSWDC 295 rằng bị cáo là ông Farley phải bồi thường một số tiền là $105,000.00 cộng thêm án phí cho nạn nhân là bà Mickle về sự thiệt hại mà các lời phỉ báng của ông ta đăng trên facebook và twitter đã gây tổn thương danh dự của nạn nhân. Trước khi đưa ra phán quyết đó, Chánh Án Elkaim cũng đã ít nhiều suy xét sự ăn năn hối lỗi của bị cáo trong việc nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi và rút lại những lời bình luận có nội dung phỉ báng đó. Nếu bị cáo không làm như vậy, số tiền bồi thường có thể đã cao hơn nhiều.

Chánh Án Elkaim cũng đưa ra nhận định rằng:

“Khi cho phổ biến nội dung phỉ báng trên các phương tiện truyền thông xã hội, ai cũng có thể hiểu rằng, những điều phỉ báng này có thể phát tán nhanh ….. Mức độ hiểm độc là sự lan truyền nhiều hướng từ người này sang người khác xuất phát từ hậu quả của loại truyền thông này.”

“When defamatory publications are made on social media it is common knowledge that they spread… Their evil lies in the grapevine effect that stems from the use of this type of communication.”

5. Việc Chuyển Tiếp (Forward) Một Email Hoặc Chia Xẻ (Share) Thông Tin Có Nội Dung Phỉ Báng Trên Facebook.

Tuy không phải là tác giả, nhưng nếu người A chuyển tiếp một bài viết có nội dung phỉ báng qua email hoặc ‘share’ trên facebook, người A vẫn có thể bị kiện bởi nạn nhân của sự phỉ báng đó.

6. Trong Trường Hợp Nào Thì Người Bị Kiện Có Thể Bào Chửa Cho Hành Động Của Mình?

Chương 4 của Đạo Luật Phỉ Báng định rõ các trường hợp người bị kiện có thể dựa vào để bào chửa cho hành động phỉ báng của mình. Xin tóm lược dưới đây một số điều khoản bào chửa thường được áp dụng:

6.1. Nói lên sự thật (justification/contextual truth):

Bị cáo có quyền bào chửa hành động của mình trên căn bản: nói lên sự thật, nhưng trách nhiệm chứng minh (onus of proof) thuộc về bị cáo, là người đưa ra lời cáo buộc có nội dung phỉ báng.

Một ví dụ: Người A cáo buộc người B đã lừa đảo và lấy tiền của người khác.

Nếu sự thật đúng như vậy và người A có thể đưa ra đầy đủ bằng chứng về những điều cáo buộc đó, chẳng  hạn như danh sách của những người bị lừa đảo và chi tiết về hoàn cảnh của sự lừa đảo đó, thì người A sẽ không bị kết tội phỉ báng.  

Tuy nhiên, nếu người A không thể đưa ra các bằng chứng nêu trên mà chỉ dựa vào tin đồn vô căn cứ  hoặc nghe người khác nói lại thì người A sẽ phạm tội phỉ báng.

6.2. Đặc quyền tuyệt đối (absolute privilege):

Những lời phát biểu ở Quốc Hội hoặc trong các phiên tòa, dù có nội dung phỉ báng vẫn được luật pháp bảo vệ. Điều này giúp cho các dân biểu, nghị sĩ được tự do phát biểu ở Quốc Hội mà không sợ bị kiện tụng (parliamentary privilege). Tuy nhiên, nếu một dân biểu hoặc nghị sĩ lập lại những lời phát biểu có nội dung phỉ báng bên ngoài Quốc Hội, thì đặc quyền tuyệt đối sẽ không còn được áp dụng. Trong vụ Beitzel v Crabb [1992] 2 VR 121, một dân biểu bị đưa ra tòa về tội phỉ báng vì đã phát biểu trên một đài phát thanh rằng: “Tôi vẫn nghĩ những gì tôi đã  nói ở Quốc Hội là đúng sự thật”.  

6.3. Phát hành các tài liệu công cộng (public documents):

Điều khoản 26 của Đạo Luật Phỉ Báng cho phép người dân và các cơ quan chính phủ phát hành các tài liệu công cộng mà không bị kết tội phỉ báng.

Tài liệu công cộng là các tài liệu ‘publicly available’ mà bất cứ ai tại Úc đều có quyền xem hoặc yêu cầu chính phủ cung cấp.

6.4. Đặc quyền nhất định trong việc cung cấp thông tin (qualified privilege for provision of certain information):

Điều khoản này thường được các cơ quan truyền thông áp dụng trong việc tường trình các buổi họp Quốc Hội hoặc các phiên tòa mà công chúng có nhu cầu cần biết.

Những trường hợp khác được bảo vệ dưới điều khoản này gồm có việc báo cảnh sát về một hành vi nghi ngờ, việc thảo luận các vấn đề của chính phủ v.v.

6.5. Nêu lên các ý kiến thành thật (honest opinion):​

Mục đích của điều khoản này là bảo vệ quyền tự do nêu lên ý kiến của người dân đối với các vấn đề có tính chất công chúng (matter of public interest), chẳng hạn như quyền phê bình các nhân vật công chúng.

Tuy nhiên, nếu ý kiến nêu lên có ác ý (malice) nhằm tấn công danh dự người khác, thì bị cáo sẽ không thể dựa vào điều khoản này để bào chửa cho hành động của mình.

Ý kiến đưa ra phải dựa trên 3 căn bản sau đây:

  1. Chỉ là ý kiến chứ không phải là minh xác một sự kiện (an expression of opinion rather than a statement of fact); và 

  2. Ý kiến đó có liên quan đến quyền lợi công chúng (the opinion related to a matter of public interest); và

  3. Ý kiến đó được dựa trên cơ sở dữ kiện hẳn hoi (the opinion is based on proper material).

 

Ngoài ra bị cáo còn có thể dựa vào các điều khoản khác của Đạo Luật để bào chửa cho hành động phỉ báng của mình.  

 

7. Bồi Thường Thiệt Hại:

 

Điều khoản 7(2) của Đạo Luật Phỉ Báng cho phép nạn nhân phỉ báng tiến hành thủ tục kiện tụng  cho dù chưa có bằng chứng về mức độ thiệt hại do hậu quả của việc phỉ báng gây ra.

Điều khoản 33 của Đạo Luật giới hạn số tiền bồi thường cho sự thiệt hại không liên quan đến kinh tế (non-economic loss) là $381,000.00 (áp dụng từ ngày 1/07/2016).

Ngoài ra, nạn nhân phỉ báng cũng có thể xin bồi thường về các khoản thiệt hại (không giới hạn) khác chẳng hạn như thiệt hại kinh tế (economic loss), án phí và các chi phí liên hệ.

Một ví dụ: Người A đăng trên facebook vu khống bác sĩ B có trình độ yếu kém hoặc không có khả năng điều trị bệnh nhân. Hậu quả là bác sĩ B mất nhiều bệnh nhân và thất thoát kinh tế mỗi năm lên đến $300,000.00. Nếu người A, không thể chứng minh được những điều cáo buộc trên là đúng sự thật, thì người A có thể bị Tòa Án yêu cầu bồi thường bác sĩ B các khoản tiền sau đây:

7.1. Một số tiền lên đến $381,000.00 cho thiệt hại tổn thương tinh thần.  Nạn nhân không cần phải đưa ra bằng chứng thiệt hại kinh tế khi theo đuổi khoản tiền bồi thường này;

7.2. Một số tiền lên đến hàng triệu Úc Kim cho thiệt hại kinh tế (tùy theo mức tuổi của bác sĩ B). Nạn nhân cần đưa ra các bằng chứng thiệt hại kinh tế nếu muốn theo đuổi khoản tiền bồi thường này;

7.3. Án phí và các chi phí liên hệ.

Trước khi tiến hành thủ tục kiện tụng, nạn nhân nên gởi thông báo (concerns notice) trực tiếp đến tác giả hoặc cơ quan truyền thông liên hệ (hoặc cả hai) nêu rõ vấn đề phỉ báng và yêu cầu họ bồi thường thiệt hại, hoặc đưa ra lời xin lỗi hoặc đính chính nội dung phỉ báng.

Nếu sau 28 ngày, vẫn không nhận sự hồi đáp, nạn nhân có thể tiến hành thủ tục kiện tụng.

8. Bị Cáo Nên Làm Sau Khi Nhận Thông Báo Liên Quan Đến Việc Kiện Tụng Phỉ Báng?

Điều khoản 36 của Đạo Luật cho phép Tòa Án cứu xét các nỗ lực của bị cáo trong việc giảm thiểu thiệt hại do hành động phỉ báng của mình gây ra, chẳng hạn như:

8.1.  Đưa ra lời xin lỗi đến nạn nhân bị phỉ báng; hoặc

8.2. Đính chính nội dung phỉ báng.

Sau khi nhận thông báo nêu trên từ nạn nhân, bị cáo cũng có thể nhanh chóng đưa ra một đề nghị giải quyết vụ án kiện tụng chiếu theo điều khoản 15 của Đạo Luật, nhằm giảm thiểu số tiền bồi thường và án phí mà bị cáo sẽ phải đối diện một khi hồ sơ kiện tụng đã chính thức nộp ở Tòa Án.

9. Thời Hạn Tiến Hành Thủ Tục Kiện Tụng Phỉ Báng:

Điều khoản 37(1) của Đạo Luật Ấn Định Thời Hạn Kiện Tụng tại Nam Úc (Limitation of Actions Act 1936) quy định rằng thủ tục kiện tụng phỉ báng phải nộp ở Tòa Án trong vòng 12 tháng tính từ ngày tài liệu phỉ báng được phát hành.

Tuy nhiên, điều khoản 37(2) của Đạo Luật nêu trên cho phép Tòa Án gia hạn thời gian đến 3 năm cho các trường hợp ngoại lệ khi nạn nhân, vì lý do chính đáng, đã không thể tiến hành thủ tục kiện tụng trong vòng 12 tháng. Một trong những trường hợp mà Tòa Án thường có khuynh hướng gia hạn thời gian là khi nạn nhân đã không hay biết gì về tài liệu phỉ báng đó. Ví dụ: Người A cho phát hành trên Internet một bài viết có nội dung phỉ báng người B cách đây 2 năm, 9 tháng. Người B đã không hay biết gì về bài viết đó cho đến hôm nay. Trong trường hợp này, người B vẫn có cơ hội xin Tòa Án gia hạn thời gian nộp hồ sơ kiện tụng thêm 3 tháng.

10. Phỉ Báng Hình Sự (Criminal Defamation):

Điều khoản 257 của Đạo Luật Hình Sự Tiểu Bang Nam Úc (Criminal Law Consolidation Act 1935) ấn định mức án tối đa là cho các trường hợp phỉ báng hình sự khi bị cáo biết rằng những điều mạ lỵ vu khống của mình là sai mà vẫn cứ làm hoặc vô tâm không kiểm chứng trước các nguồn tin đó có thật hay không để rồi gây tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân. Sự tổn thương tinh thần (mental harm) bao gồm cả việc nạn nhân cảm thấy bị làm nhục hoặc xấu hổ (humiliation or serious embarrassment) bởi hành động phỉ báng vô tâm của bị cáo.

Trên đây là những thông tin luật pháp tổng quát, muốn biết thêm chi tiết quý vị nên thảm khảo ý kiến luật sư của mình.

 

Ls Mai Thành Đức 

bottom of page